[Ảnh] Thời khoá tu học trong ba tháng An cư cấm túc của TNS Trường TCPH Bình Định.

Thứ sáu - 28/06/2024 21:54
Theo thời gian ấn định của Ban Giám hiệu trường TCPH Bình Định, gần 300 hành giả an cư là Tăng Ni Sinh khoá X khép mình trong ba tháng mùa hạ, an cư cấm túc tại hai trụ xứ: chư Tăng tại Tu viện Nguyên Thiều, chư Ni tại Cư Xá Ni.
[Ảnh] Thời khoá tu học trong ba tháng An cư cấm túc của TNS Trường TCPH Bình Định.
Nếp cũ đã in tự bao khoá, Bản trường không chỉ đào tạo các thế hệ kế thừa có nền tảng giáo lý vững chắc. Mà hơn hết, Chư tôn đức luôn mong mỏi các Tăng Ni sinh là một vị tu sĩ có phẩm hạnh, có giới đức, giới luật trang nghiêm, điều rất cần thiết trong thời buổi hiện tại. Vì vậy, “pháp học đi đôi với pháp hành”, chư tôn đức Ban Giám hiệu đã điều chỉnh khung chương trình học để đảm bảo các thời khoá tu tập trong mùa An cư, đem những gì đã tiếp nhận từ Chư tôn đức truyền thụ áp dụng vào công phu hành trì tu tập.

Thức dậy lúc 3h30 sáng, công phu, chấp tác, học tập, quá đường, kinh hành, tụng kinh, trì chú, ngồi thiền, chỉ tịnh lúc 22h là những pháp học pháp tu đan xen diễn ra trong một ngày và đều đặn suốt 3 tháng mùa hạ.
 
9
An cư ba tháng mùa mưa là một truyền thống cao đẹp của cộng đồng Tăng lữ Phật giáo. Theo kinh Điển Tôn thuộc Trường A-hàm , ba tháng mùa mưa là thời gian thích hợp nhất cho sự tu tập, hạ thủ công phu để có được những tiến bộ tâm linh, chứng đắc Thánh quả.
 
13
Lợi ích lớn lao nhất mà hành giả an cư nhận được chính là lợi ích tinh thần. Đó là cùng sống chung an lạc, hòa hợp trong lý tưởng thánh thiện cao cả hướng đến mục đích đoạn tận phiền não, chứng đắc Niết-bàn; các Tỳ-kheo được kết nối với nhau bằng giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa để trở thành một tập thể thống nhất, thanh tịnh, tạo nên sức mạnh của Tăng-già. Chính sức mạnh này biểu hiện sức sống cụ thể và hưng thịnh của Chánh pháp.

 
7
‘Quá đường’ là một nghi thức dùng cơm của chư Tăng Ni trong ba tháng an cư kiết hạ. Từ Quá đường xuất phát từ Trung Quốc, để chỉ một trong những phương thức sinh hoạt của chư Tăng Ni trong các tu viện. Điều này có sự khác biệt với việc cầm bát đi khất thực của Tăng đoàn Ấn Độ. Khi đức Thế Tôn còn tại thế, hàng năm chư Tăng Ni an cư vào mùa mưa, tất cả đều trở về sống chung trong các tinh xá (chùa). Trong thời gian này, chư Tăng Ni không đi khất thực, đã có thiện nam, tín nữ, đến tại trú xứ “để bát” và lo tứ sự cúng dường. Từ đó, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, trong chốn tòng lâm, y theo thanh quy thường ngày, lúc dùng cơm thì từ Phương trượng cho đến Sa di đều vào Trai đường dùng cơm, gọi là ăn quá đường. Trước khi dùng cơm, tất cả cùng nghe chuông niệm Phật cúng Quá đường, sau đó yên tĩnh dùng cơm. Ăn cơm xong lại đồng thanh niệm Phật kết thúc buổi Quá đường và rời Trai đường.
1
Theo từ điển Phật học Huệ Quang định nghĩa: “Quá đường, còn gọi là Thượng đường hay Phó đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham”.


3

4

8
 
1 4
Xếp hàng kinh hành vào trai đường của hành giả Ni

1 5

1 2

1 3
 
10
Kinh hành sau giờ Quá đường

12

9

1 9

1 8

1 7
 
1 6
Thời khóa trì kinh Pháp Hoa lúc 8h sáng
 
23
Chấp tác mỗi sáng sau giờ thọ thực sáng.
 
24
Chấp tác cũng là một pháp môn tu khi hành giả có chánh niệm trong từng hành động  của mình
 
26 1
Cần tảo già lam địa
Thời thời phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu thánh nhơn hành

25
Bàn tay tập bài từ ái
Chia vui nếp sống tịnh thường

22 
 
28
Thượng tọa Hiệu Trưởng kiểm tra kiến thức cũ đến các Tăng Ni sinh. “Ôn cố tri tân”, nhờ vậy các Tăng Ni đều ý thức được bổn phận trách nhiệm của mình trước khi lên lớp.

21
 
anh
Thượng tọa Hiệu trưởng đang giảng dạy học phần môn Phật Pháp căn bản- một học phần xuyên suốt ba năm học.
29
 
34
Đại đức Thích Thị Thuận đang truyền thụ giáo lý phân môn kinh Thập Thiện nghiệp đạo.
 
30
Không khí giờ lên lớp của TNS trường TCPH Bình Định

32
 
35
Thời gian này cũng là giai đoạn gấp rút chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi cuối học kỳ II năm học thứ nhất của TNS khóa X sắp tới.
 
20
Thời khóa tọa thiền mỗi tối trước khi kết thúc một ngày tu học

19
 
18
Thượng tọa Thích Đồng Kỳ- Tổng Quản chúng tọa thiền cùng các Tăng sinh

15

14

Album ảnh được tổng hợp tại Link:  Link ảnh

Tác giả bài viết: Nhuận Mến/ Ảnh: Bổn Dũng, Tường Nghiêm

 Tags: an cư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Videos
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay331
  • Tháng hiện tại2,273
  • Tổng lượt truy cập782,143
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây