THƯỢNG TỌA THÍCH MINH NHẪN CÓ BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI TĂNG NI SINH KHOÁ 8 TRƯỜNG TCPH BÌNH ĐỊNH

Thứ hai - 08/07/2019 07:19
Nhân chuyến công tác tại khoá Bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh Giáo hội và Trú trì tại tỉnh Bình định. Thượng tọa Thích Minh Nhẫn – Uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký, kiêm Trưởng phân ban Truyền thông Ban Hoàng Pháp T.Ư, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập Kênh thông tin – kênh truyền hình trực tuyến Phật sự Online, Trú trì chùa Phật Quang Tp. Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Nhận lời mời của Ban Giám hiệu Trường TCPH Bình Định, chiều chủ nhật ngày 7/7/2019 TT Thích Minh Nhẫn có buổi pháp thoại với Tăng Ni sinh khoá 8 chủ đề: Ứng dụng mạng xã hội truyền thông trong công tác hoằng pháp thời đại công nghệ số.
THƯỢNG TỌA THÍCH MINH NHẪN  CÓ BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI TĂNG NI SINH KHOÁ 8  TRƯỜNG TCPH BÌNH ĐỊNH
"Trong thời buổi bùng nổ nền công nghiệp 4.0, việc tiếp cận thông tin mạng xã hội đối với Tăng Ni là rất cần thiết, nếu thiếu hiểu biết chúng ta sẽ bị lạc hậu. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo để có kiến thức và kỹ năng vững vàng trong việc sử dụng mạng di động thì rất dễ đưa đến khủng hoảng về vấn đề truyền thông liên quan đến Phật Giáo".
Thượng Toạ đặt vấn đề: " với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ta phải ứng dụng như thế nào trong công tác quản lí, điều hành, học tập. Cái quan trọng hơn nữa là những kỹ năng trong việc sử dụng mạng xã hội cho có hiệu quả cùng những hạn chế và tác hại của nó".
Thượng Toạ chia sẻ: từ ngày 28/03/2018 đến cuối năm 2018, kể từ khi T.Ư Giáo Hội ra quyết định thành lập kênh thông tin và kênh truyền hình trực tiếp Phật sự Online thì ban điều hành đã xử lí 19 vụ việc khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật Giáo. Trong đó có trên 60% là do Tăng Ni chúng ta thiếu nhận định và kỹ năng trong việc đăng tải thông tin lên các trang mạng cá nhân như zalo, facebook, từ đó dẫn đến nhiều ý kiến phản hồi trái chiều ảnh hưởng trực tiếp đến Giáo Hội."
    Thượng Toạ nêu lên một số ví dụ điển hình và đưa ra hướng giải quyết để Tăng Ni Sinh tránh và rút kinh nghiệm.
  Thượng Toạ nhắc lại bốn quá trình hình thành và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
- Cách mạng công nghiệp đầu tiên xảy ra vào thế kỷ 18 với sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra đầu thế kỷ 19, ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
- Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. —- Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Lãnh đạo ở bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu không biết cách tiếp cận những công cụ, ứng dụng, phần mềm…,  của cuộc cách mạng công nghệ hoá thì lập tức sẽ bị lạc hậu. Trong lĩnh vực hoằng pháp, Giáo Hội cũng không ngoại lệ. Trên cơ sở công văn của Thường trực HĐTS, mục thứ 8 của chương trình hoạt động Phật sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017-2022). Theo đó, đẩy mạnh kênh thông tin truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp, xây dựng nhiều chương trình, đồng thời mở rộng nguồn nhân lực và các cộng tác viên ở khắp các tỉnh thành trong cả nước để các hoạt động Phật sự cũng như công tác hoằng pháp được đăng tải đầy đủ, tiếp cận nhiều hơn với tín đồ Phật tử trong và ngoài nước.
Một trong ba nhân tố của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sử dụng trí tuệ nhân tạo. Thượng Toạ đưa ra con số, trong một phút có tới một triệu bài viết được đăng tải lên mạng xã hội. Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của các chương trình ứng dụng thì rất khó cho việc kiểm soát những thông tin thiếu lành mạnh, vấn đề vi phạm bản quyền, lạm dụng quyền cá nhân…. Thượng Toạ thống kê, hiện nay trong tổng số hơn 97 triệu dân đã có tới 60 triệu người Việt tiếp cận thông tin trên cộng đồng mạng. Vì thế, việc khai thác, ứng dụng một cách có hiệu quả và thận trọng công nghệ số và công cuộc hoằng pháp là rất cần thiết và mang đến kết quả khả quan.
Cuối cùng, Thượng Toạ nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi Tăng Ni trong lĩnh vực truyền thông: “Hiện tại nếu chúng ta không đủ điều kiện ngồi trên pháp toà hay trước một hội chúng để thuyết giảng, nhưng chúng ta có thể đóng góp vào công tác hoằng pháp thông qua các bài pháp thoại ngắn ta chia sẻ trên mạng xã hội, hay chỉ là trích một đoạn kinh ngắn có giá trị…, để thính giả tiếp cận giáo pháp gián tiếp nhờ công cụ truyền thông..."
    Vì Phật sự đa đoan, khung thời gian có hạn nên Thượng toạ chỉ kịp truyền đạt những vấn đề trọng yếu để tăng ni sinh nắm bắt một cách khái quát về vấn đề công nghệ 4.0 và truyền thông bằng mạng xã hội.
Khép lại buổi nói chuyện ĐĐ Thích Đồng Kim - chánh thư ký của bản trường đã đại diện cho toàn thể hội chúng cảm niệm công đức của Thượng Toạ và bày tỏ lòng mong mỏi muốn được gặp lại Thượng Toạ vào một dịp khác để Tăng Ni sinh có thể tiếp thu trọn vẹn vấn đề truyền thông đang là xu hướng cho sự phát triển của công tác giáo hội trong thời buổi hiện nay.

Image01

Image02

Image03

Image04

Image05

Image07

Image08

Image09

Image10

Image11

Image12

Image13

Image14

Image15

Image16

Image17

Image18

Image19

Image20

Image21

Image22

Image23

Image24

 

Tác giả bài viết: Ni sinh Nhuận Mến

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://phathocviennguyenthieu.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Videos
Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay614
  • Tháng hiện tại3,079
  • Tổng lượt truy cập759,323
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây